Cao Câu Ly sụp đổ Bảo_Tạng_Vương

Trong khi cuộc xung đột nội bộ vẫn tiếp diễn tại Cao Câu Ly, Uyên Nam Sinh (Yeon Namsaeng) đã dào thoát và 40 thành gần biên giới đã đầu hàng quân Đường, trong khi đó thì Uyên Tịnh Thổ (Yeon Jeong-to) đào thoát sang Tân La.

Kinh đô Cao Câu ly rơi vào tay liên quân Đường-Tân La vào tháng 9 âm lịch năm 668, Bản Tạng Vương bị bắt. Ông được Đường Cao Tông cho giữ chức công bộ thượng thư (工部尚書).

Đường phải đối mặt với nhiều vấn đề trong ciệc cai trị những cư dân Cao Câu Ly, cũng như sự kháng cự của Tân La trước sự hiện diện của Đường tại bán đảo Triều Tiên. Năm 677, Đường phong cho Bảo Tạng Vương là "Triều Tiên Vương" và đô đốc Liêu Đông châu (Hangul: 요동주도독 조선왕 Hanja:遼東州都督朝鮮王, Hán Việt: Liêu Đông châu đô đốc Triều Tiên Vương) của An Đông đô hộ phủ.

Tuy nhiên, Bảo Tạng Vương tiếp tục kích động các cuộc nổi dậy chống lại nhà Đường trong nỗ lực để phục hồi lại Cao Câu Ly, tổ chức những người Cao Câu Ly tị nạn và liên minh với các bộ tộc Mạt Hạt. ông cuối cùng bị trục xuất đến Tứ Xuyên năm 681, và mất một năm sau đó.

Bởi Bạo Tạng Vương là vị quốc vương cuối cùng của Cao Câu Ly, ông không được phong miếu hiệu sau khi mất. Có một nỗ lực nhằm phục hồi Cao Câu Ly của An Thắng (Anseung), tuy nhiên người này cuối cùng đã đầu hàng Tân La.